Chào mừng bạn đến với ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM. Chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những tin tức, kiến thức, kỹ năng liên quan đến ngành nghề Điều Dưỡng.

Chào mừng bạn đến với http://nursingvn.tk/ ^_^ Have a nice day ^_^

Tuesday, February 23, 2016

Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh cao huyết áp



Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh cao huyết áp

Tất tần tật những vấn đề xung quanh bệnh cao huyết áp.
Cao huyết áp còn gọi là tăng huyết áp, nhiều nơi còn gọi là tăng xông (tension). Bệnh thường này thường gặp trong cộng đồng và gia tăng theo tuổi, chiếm 8-12% dân số. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ cao huyết ápnhư tiểu đường, thuốc lá, tăng lipid máu, di truyền.
Cao huyết áp là một căn bệnh mà áp lực trong máu động mạch tăng cao mạn tính. Theo mỗi nhịp đập, trái tim bơm máu theo các động mạch đi nuôi cơ thể. Huyết áp của máu là lực mà máu đẩy đi tác động lên thành mạch. Nếu như áp lực này quá cao thì trái tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan như cơn đau tim, đột quỵ, suy tim, rối loạn nhịp hoặc là tổn thương thận.
cao huyet_ap_thaomoc_hibiscus
Mức huyết áp bình thường là 120/80 mmHg, con số 120 biểu thị cho huyết áp tâm thu (áp lực cao nhất trong lòng động mạch) và 80 biểu thị cho huyết áp tâm trương (áp lực thấp nhất trong động mạch). Mức huyết áp từ trên 120/80 tới 139/89 được gọi là tiền tăng huyết áp (chứng tỏ có nhiều nguy cơ bị tăng huyết áp), huyết áp từ 140/90 trở lân được gọi là tăng huyết áp.
Tăng huyết áp có thể là nguyên phát hay thứ phát. Tăng huyết áp nguyên phát tức là tăng huyết áp mà không tìm ra được nguyên nhân, chiếm tới 95% trường hợp người lớn bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp thứ phát là thuật ngữ dùng để chỉ là tăng huyết áp mà biết được nguyên nhân trực tiếp gây bệnh ví dụ như là do bệnh thận, do u bướu, hay là do thuốc ngừa thai dạng uống.
Khoảng 73 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh tăng huyết áp. Căn bệnh này cũng ảnh hưởng lên khoảng 2 triệu thanh thiếu niên ở quốc gia này.
Các nguyên nhân gây tăng huyết áp:
Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra tăng huyết áp vẫn chưa được biết rõ nhưng có một số yếu tố có mối liên kết rất chặt chẽ với căn bệnh tăng huyết áp như:
  • Hút thuốc lá.
  • Béo phì hoặc dư cân.
  • Đái tháo đường.
  • Công việc đòi hỏi phải ngồi lâu.
  • Thiếu hoạt động thể lực.
  • Lượng muối ăn vào nhiều.
  • Thiếu hấp thu calci, kali, magiê.
  • Thiếu hụt viatmin D.
  • Uống rượu nhiều.
  • Căng thẳng.
  • Tuổi già.
  • Các loại thuốc ví dụ như thuốc ngừa thai dạng uống.
  • Gen: yếu tố về gia đình cò người có tiền căn bị tăng huyết áp.
  • Bệnh thận mạn tính.
  • Bướu hay các bệnh lý của tuyến thượng thận hay tuyến giáp.
Các triệu chứng của bệnh cao huyết áp:
Không có gì bảo đảm rằng một người bị cao huyết áp sẽ có biểu hiện các triệu chứng của căn bệnh này. Khoảng 33% trường hợp thực sự không biết là mình bị cao huyết áp.
Vì vậy, khuyên rằng mọi người nên đi khám và đo huyết áp định kỳ cho dù rằng không có bất cứ triệu chứng nào của bệnhtăng huyết áp
Những triệu chứng  tăng huyết áp nặng có thể có như:
  • Đau đầu dữ dội.
  • Mệt mỏi.
  • Hoa mắt chóng mặt.
  • Nôn ói.
  • Có vấn đề về thị giác.
  • Đau ngực.
  • Các vấn đề về hô hấp.
  • Tiểu máu.
Vậy chẩn đoán bệnh tăng huyết áp như thế nào?
Bệnh tăng huyết áp được sẽ được các chuyên gia về sức khỏe  đo huyết áp cho bằng một dụng cụ gọi là huyết áp kế. Các chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương sẽ được ghi nhận và so với bảng giá trị bình thường. Nếu huyết áp lớn hơn 140/90 mmHg, nghĩa là bạn bị tăng huyết áp.
Tuy nhiên, một chỉ số kết quả huyết áp cao nhất thời có thể là tăng huyết áp giả tạo hoặc là do sự căng thẳng.
Để tiến hành chẩn đoán bệnh tăng huyết áp, các bác sĩ lâm sàng sẽ khám và hỏi về tiền căn bệnh lý của bạn và gia đình bạn. Bác sĩ cần phải biết rằng liệu bạn có nguy cơ cao bị tăng huyết áp như hút thuốc lá, cholesterol máu cao, hay là đái tháo đường hay không.
Nếu như có thể giải thích được lý do tăng huyết áp, các xét nghiệm như đo điện tim sẽ được thực hiện để đo lượng mức độ hoạt động điện của tim và khảo sát các cấu trúc của tim. Các xét nghiệm máu khác cũng rất cần thiết để xác định nguyên nhân của tăng huyết áp thứ phát như khảo sát chức năng thận, nồng độ các chất điện giải, đường huyết và nồng độ cholesterol trong máu.
Điều trị bệnh tăng huyết áp như thế nào?
Mục đích chính của điều trị bệnh tăng huyết áp là giữ cho huyết áp dưới 140/90 mmHg, hoặc thậm chí là thấp hơn đối với những bệnh nhân có bệnh đái tháo đường hay bệnh thận mạn tính kèm theo. Việc điều trị tăng huyết áp rất quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ bị đột quỵ, đau thắt ngực, suy tim.
Huyết áp cao có thể điều trị bằng thuốc, bằng cách thay đổi lối sống hoặc kết hợp cả hai. Việc thay đổi lối sống như là giảm cân, bỏ hút thuốc lá, ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe, giảm lượng muối ăn vào, tập thể dục thường xuyên, giới hạn lượng rượu uống vào.
Thuốc điều trị tăng huyếp áp bao gồm: thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế beta, thuốc ức chế thụ thể angiotensin, thuốc ức chế alpha, thuốc dãn mạch ngoại biên, thuốc ức chế chuyển canxi. Đây là các thuốc đầu tay trong điều trị tăng huyết áp. Các thuốc này có thể được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với nhau tùy thuộc từng bệnh nhân.
Ngoài ra Thảo Mộc cũng chia sẻ với các bệnh nhân cao huyết áp rằng Trà chua Hibiscus (được pha từ đài quả khô hoặc trà túi nhúng) của Thảo Mộc có khả năng giảm huyết áp rất tốt, chỉ với 2 cốc trà chua mỗi ngày, chắc chắn các bệnh nhân cao huyết áp sẽ cảm thấy hài lòng sau 1 thời gian sử dụng.
Tra hibiscus_thaomoc.com.vn
Sử dụng trà Hibiscus hàng ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.
Các nhà khoa học tại Trường Đại học Seattle (Mỹ) đã thực hiện đánh giá 70 người với các triệu chứng cao huyết áp từ nhẹ cho tới trung bình (và không bị mắc thêm bệnh nào khác). Một số bệnh nhân sẽ uống 16 ounces Hibiscus (khoảng 500ml) vào trước mỗi bữa sáng mỗi ngày và một nhóm sẽ sử dụng 25mg thuốc Captopril (một loại thuốc thông dụng để giảm huyết áp) 2 lần một ngày trong 4 tuần.
Những bệnh nhân bị cao huyết áp được đo đạc vào đầu của thí nghiệm và hàng tuần trong suốt quá trình nghiên cứu. Sau 4 tuần, các nhà khoa học nhận thấy rằng trà Hibiscus và captopril đã mang lại những hiệu quả gần như tương đương nhau: huyết áp tâm trương được giảm tối thiểu 10 điểm trong 79% những người đã sử dụng Hibiscus và là 84% ở nhóm những người sử dụng thuốc giảm huyết áp captopril.
Làm thế nào để phòng ngừa tăng huyết áp?
Có thể phòng ngừa tốt chứng tăng huyết áp bằng cách thay đổi lối sống, trong đó cơ bản là thay đổi chế độ ăn và tập thể dục. Điều quan trọng là phải giữ cân nặng vừa phải, giảm lượng muối ăn vào, giảm uống rượu và giảm căng thẳng.
Để phòng ngừa tổn thương các cơ quan và các bệnh lý có thể gây ra nởi tăng huyết áp như suy tim, tổn thương thận, điều quan trọng là phải được tầm soát, chẩn đoán, điều trị và kiểm soát huyết áp tốt trong gia đoạn đầu.

0 nhận xét:

Post a Comment

:) :( :)) :(( =))

Bình luận

Blog này có thật sự cần thiết đối với bạn không?

Thống kê truy cập