Trong thời gian qua, rất nhiều trường hợp sinh viên khi ngủ không mắc màn (mùng) để chuột bò vào và cắn vào chân, ngón tay chảy máu. Một số bạn chủ quan xem thường không đi bệnh viên kiểm tra nên đã nhiễm bệnh từ chuột.
Chỉ cần bị chuột mang mầm bệnh cắn phải, nước bọt của chúng sẽ dính vào vết thương hoặc văng vào hốc mắt là có thể bị nhiễm virus ngay lập tức. Nguy hiểm hơn, không chỉ bị cắn mà ngay cả nước tiểu và phân của chuột khi thải ra ngoài môi trường, con người hít phải cũng sẽ bị nhiễm bệnh.
Trong các loài chuột thì chuột cống, chuột đồng là nguồn lưu trữ mầm bệnh nhiều nhất. Trong máu của chúng có tới 10 đến 20% mang xoắn khuẩn. Khi bị chuột mắc bệnh cắn phải, xoắn khuẩn sẽ theo nước bọt chuột xâm nhập cơ thể qua vết cắn. Chỗ chuột cắn bị viêm rồi dần dần bị loét, kèm theo nổi hạch ở vùng lân cận. Xoắn khuẩn, lan tràn khắp cơ thể rồi cư trú trong các cơ quan như gan, thận, thượng thận, tinh hoàn, buồng trứng... Từ đây, xoắn khuẩn sẽ vào máu từng đợt gây ra các đợt sốt. Nếu bệnh diễn biến nặng, không điều trị kịp thời, có thể bị biến chứng như viêm màng não, nhồi máu cơ tim, viêm gan, viêm màng phổi, viêm mào tinh hoàn, thiếu máu nặng.
Vết thương do chuột cắn |
Sinh viên khi ở các nhà trọ, cần hết sức lưu ý trong việc vệ sinh sạch sẽ nơi ở để bảo vệ sức khỏe cho mình. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, thu dọn rác gọn gàng tránh để đồ đạc ẩm thấp, bừa bãi làm nơi chuột trú ngụ, sinh sản; thức ăn cần đậy kín, tránh vương vãi để chuột bọ đến; khi ngủ cần mắc màn, chặn màn chặt để không cho chuột chui vào cắn… Không dùng tay không để bắt chuột. Nếu tiếp xúc với bẫy chuột phải mang găng tay và rửa sạch bằng xà phòng sau đó. Nếu không may bị chuột cắn thì nên rửa sạch bằng nước muối, thuốc sát trùng, nước xà phòng. Sau đó đến bệnh viện để được khám và tư vấn kịp thời. Không nên bỏ xác chuột chết vào thùng rác hay vứt ra đường mà đều phải đốt hoặc chôn ở độ sâu 0,5-1m.
Chuột - ổ dịch bệnh khổng lồ
TS. Nguyễn Văn Kính (Giám Đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương) khẳng định: Không chỉ có virus Hanta, chuột còn mang rất nhiều mầm bệnh như dịch hạch và nhiều ký sinh gây bệnh khác. Nguy hiểm nhất là ký sinh trùng Angiostrongylus Cantonensis gây bệnh viêm màng não.
Theo thống kê, có khoảng 40 bệnh do chuột gây ra. Trong đó, những bệnh đáng e ngại nhất, thường phải cấp cứu, điều trị là bệnh dịch hạch, Sodoku và hiện nay là Hanta.
SOS: Thời gian từ khi người bị nhiễm virus Hanta đến khi phát bệnh khoảng 9-35 ngày (đa số từ 9-24 ngày). Bệnh nhân nhiễm virus Hanta phát bệnh có các triệu chứng: Sốt cao (từ 3-5 ngày, có khi sốt kéo dài 4-6 tuần), khó thở, đau cơ, suy nhược, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đau bụng (tăng dần), tiêu chảy, suy gan, suy thận cấp.
Bệnh viện Nhiệt đới TW đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhập viện do chuột cắn, nhưng chưa có trường hợp nào nhiễm virus Hanta. Bệnh nhân chủ yếu mắc bệnh nhiễm độc do chuột cắn (hay còn gọi là bệnh Sodoku). Bệnh này do xoắn trùng Spirillum minus gây ra.
Khi bị cắn, xoắn khuẩn sẽ theo nước miếng của chuột xâm nhập vào cơ thể con người, cư trú trong gan, thận, thượng thận, tinh hoàn, buồng trứng… rồi xâm nhập vào máu gây ra các đợt sốt. Chuột cống, chuột đồng được coi là “ổ bệnh” bởi trong máu của chúng có từ 10-20% xoắn khuẩn. Bệnh Sodoku cũng có thể dẫn đến những biến chứng nặng và tử vong (tỉ lệ khoảng 13%) nếu như không được điều trị kịp thời.
Theo thông tin từ Viện Viện Pasteur Tp.HCM: Trung bình mỗi tháng, Viện tiếp nhận từ 30-50 trường hợp bị chuột cắn đến tiêm ngừa uốn ván. Các trường hợp này bị chuột cống, chuột nhắt, và cả chuột nuôi làm cảnh tấn công. Viện vừa tiến hành lấy 25 mẫu chuột cống và chuột nhắt (bắt chuột ngẫu nhiên). Kết quả, có 3 con chuột cống mang virus Hanta.
0 nhận xét:
Post a Comment