Chào mừng bạn đến với ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM. Chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những tin tức, kiến thức, kỹ năng liên quan đến ngành nghề Điều Dưỡng.

Chào mừng bạn đến với http://nursingvn.tk/ ^_^ Have a nice day ^_^

Tăng huyết áp - Nhận biết, điều trị và phòng ngừa

Huyết áp (HA) là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch (áp lực này được gọi là huyết áp động mạch).Khi tim co bóp, máu sẽ được tống ra ngoài và ép vào thành động mạch làm thành mạch căng ra.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người điều dưỡng trong điều trị và chăm sóc người bệnh

SKĐS - Công tác điều dưỡng là một trong những công tác quan trọng của bệnh viện. Việc kết hợp giữa điều trị với chăm sóc, nuôi dưỡng phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân là điều hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng điều trị toàn diện.

Vì sao cử nhân, thạc sỹ ở nhóm thất nghiệp cao nhất?

Theo Tổng cục Thống kê, trong khi số lượng người thất nghiệp nói chung đang có xu hướng giảm thì số lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên không có việc làm lại có xu hướng tăng và trở thành nhóm có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất.

Từ ngày 1/1/2016: Không còn giới hạn nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Từ ngày 1/1/2016 tới đây sẽ chính thức áp dụng mở thông tuyến khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) giữa tuyến xã và tuyến huyện trên cùng địa bàn tỉnh.

Yêu phải trai Y

"Bạn anh hầu hết con trai/ Đề tài bàn luận... mang thai - chu kỳ/ Bọn anh thích chí cười khì/ Tụi em nóng mặt - trai gì... vô duyên/"

Thursday, December 31, 2015

Sơ cứu vết thương do chuột cắn

Không được nặn máu vết thương, cần rửa sạch điểm bị chuột cào cắn bằng nước và xà phòng. Nếu phát hiện xác chuột, phải mang găng tay cao su đem chôn hoặc cho xác chuột vào bao nilon, gói kín lại và bỏ vào thùng rác.
Chuột  là động vật gây hại và trung gian lây truyền một số bệnh truyền nhiễm cho người, trong đó có những bệnh rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị. Một số bệnh lây truyền từ chuột phổ biến như bệnh dịch hạch, viêm phổi, vàng da xuất huyết, sốt xuất huyết kèm theo suy thận do Hantavirus...
chuot-gay-benh-JPG-1356409336_500x0.jpg
Diệt chuột để phòng trừ các bệnh truyền nhiễm. Ảnh: Lê Phương.
Chuột lây bệnh sang người qòn qua thực phẩm bị chúng làm ô nhiễm, từ côn trùng trung gian như bọ chét, ve hoặc qua phân, nước tiểu, nước bọt hoặc vết cào, cắn của chuột.
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và văcxin sinh phẩm Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, các bệnh do chuột lây truyền này hầu hết đều chưa có văcxin phòng ngừa, do đó để phòng ngừa sự lây nhiễm các bệnh trên cho người, cần thiết phải kiểm soát sự phát triển của chuột, hạn chế sự tiếp xúc với chuột cũng như chăm sóc y tế đúng cách sau khi bị vết thương do chuột gây ra
Một số cách phòng ngừa các bệnh do liên quan đến chuột:
- Chăm sóc y tế khi có vết thương do chuột cào cắn:
 + Các vết cào cắn do chuột có thể là đường vào của các bệnh như Dại, Sốt chuột cắn...
+ Các vết thương cần được chăm sóc y tế đúng mức như rửa sạch bằng nước và xà phòng, sau đó sát trùng lại bằng cồn hoặc povidin, có bán ở hầu hết các hiệu thuốc tây.
IMG-3133-JPG-1356408876_500x0.jpg
Cần rửa vết thương chuột cắn với xà phòng, không được nặn, bóp máu ở vết thương. Ảnh: Lê Phương.
+ Người bị thương cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ khám, chỉ định thuốc và tiêm chủng phòng bệnh. Chuột rất hiếm khi nhiễm virus dại nhưng nếu bị chuột cắn thì vẫn cần tiêm phòng dại.
- Kiểm soát sự phát triển của chuột:
+ Biện pháp dân gian nuôi mèo bắt chuột vẫn được coi là biện pháp hiệu quả và an toàn. Các biện pháp như đặt bẫy lồng, keo dính cũng được khuyến khích sử dụng trong hộ gia đình.
+ Sử dụng hóa chất để diệt chuột. Có nhiều loại hóa chất diệt chuột đã từng được sử dụng và tất cả đều là những hóa chất độc hại cho người và vật nuôi. Trước đây người ta thường sử dụng kẽm phosphide (còn được gọi là phốt pho kẽm), là hóa chất gây độc thần kinh, chuột chết ngay tại chỗ sau khi được ăn bả. Ngoài ra các hóa chất kháng đông máu cũng thường được sử dụng dưới dạng viên. Loại bả diệt chuột này hiện nay rất phổ biến trên thị trường vì tính tiện dụng và hiệu quả. Với loại hóa chất này, chuột có thể chết ngay sau khi ăn bả vài ngày.
+ Tại đô thị, nếu phát hiện xác chuột trong khuôn viên nhà, phải mang găng tay cao su cho xác chuột vào bao nilon nhiều lớp, gói kín lại và bỏ vào thùng rác.
+ Tại khu vực nông thôn hoặc vùng ven có nhiều đất trống, việc chôn lấp xác chuột được khuyến khích thực hiện.
+ Trong tháng 12 và tháng 1/2013, ngành y tế thành phố tổ chức diệt chuột tại một số khu vực trọng điểm, có thể lượng xác chuột sẽ xuất hiện nhiều và đồng loạt. Vì vậy ngành y tế sẽ tổ chức thu gom xác chuột và xử lý theo hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Giữ vệ sinh nhà cửa, hạn chế nơi ẩn náu của chuột và xử lý vệ sinh tại những nơi có chuột:
+ Bản chất của chuột nhà thường làm hang trong những góc tối, che phủ kín. Chính vì vậy việc giữ gìn nhà cửa gọn gàng sạch thoáng, không chất đống các đồ đạc không dùng đến sẽ giúp hạn chế sự tồn tại của chuột trong nhà. Các cánh cửa nhà, cửa tủ đóng kín cũng sẽ ngăn cản chuột xâm nhập từ bên ngoài.
+ Chuột thường sống ở những nơi dễ kiếm thức ăn. Vì vậy việc bảo quản thức ăn che đậy kín và hạn chế thức ăn rơi vãi sẽ hạn chế sự hấp dẫn đối với chuột, từ đó cũng có hạn chế sự xâm nhập của chuột.
+ Nên sử dụng găng tay cao su lúc dọn dẹp nhà cửa khi nghi ngờ có chuột để tránh sự tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu và phân chuột.
+ Nếu phát hiện có phân hoặc nước tiểu của chuột, phải dùng nước Javel pha theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn chai để lau sạch bề mặt ô nhiễm, sau đó lau lại bằng nước sạch và lau khô.
+ Không nên quét khô ở những bề mặt nhiễm phân và nước tiểu của chuột vì có thể hít phải bụi hoặc những giọt nước nhỏ mang mầm bệnh.
Nguồn suckhoe.vnexpress.net/

Wednesday, December 30, 2015

Chuột cắn, mối nguy hại cho sinh viên



      Trong thời gian qua, rất nhiều trường hợp sinh viên khi ngủ không mắc màn (mùng) để chuột bò vào và cắn vào chân, ngón tay chảy máu. Một số bạn chủ quan xem thường không đi bệnh viên kiểm tra nên đã nhiễm bệnh từ chuột.

       Chỉ cần bị chuột mang mầm bệnh cắn phải, nước bọt của chúng sẽ dính vào vết thương hoặc văng vào hốc mắt là có thể bị nhiễm virus ngay lập tức. Nguy hiểm hơn, không chỉ bị cắn mà ngay cả nước tiểu và phân của chuột khi thải ra ngoài môi trường, con người hít phải cũng sẽ bị nhiễm bệnh.

       Trong các loài chuột thì chuột cống, chuột đồng là nguồn lưu trữ mầm bệnh nhiều nhất. Trong máu của chúng có tới 10 đến 20% mang xoắn khuẩn. Khi bị chuột mắc bệnh cắn phải, xoắn khuẩn sẽ theo nước bọt chuột xâm nhập cơ thể qua vết cắn. Chỗ chuột cắn bị viêm rồi dần dần bị loét, kèm theo nổi hạch ở vùng lân cận. Xoắn khuẩn, lan tràn khắp cơ thể rồi cư trú trong các cơ quan như gan, thận, thượng thận, tinh hoàn, buồng trứng... Từ đây, xoắn khuẩn sẽ vào máu từng đợt gây ra các đợt sốt. Nếu bệnh diễn biến nặng, không điều trị kịp thời, có thể bị biến chứng như viêm màng não, nhồi máu cơ tim, viêm gan, viêm màng phổi, viêm mào tinh hoàn, thiếu máu nặng.
Vết thương do chuột cắn
        Sinh viên khi ở các nhà trọ, cần hết sức lưu ý trong việc vệ sinh sạch sẽ nơi ở để bảo vệ sức khỏe cho mình. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, thu dọn rác gọn gàng tránh để đồ đạc ẩm thấp, bừa bãi làm nơi chuột trú ngụ, sinh sản; thức ăn cần đậy kín, tránh vương vãi để chuột bọ đến; khi ngủ cần mắc màn, chặn màn chặt để không cho chuột chui vào cắn… Không dùng tay không để bắt chuột. Nếu tiếp xúc với bẫy chuột phải mang găng tay và rửa sạch bằng xà phòng sau đó. Nếu không may bị chuột cắn thì nên rửa sạch bằng nước muối, thuốc sát trùng, nước xà phòng. Sau đó đến bệnh viện để được khám và tư vấn kịp thời. Không nên bỏ xác chuột chết vào thùng rác hay vứt ra đường mà đều phải đốt hoặc chôn ở độ sâu 0,5-1m.

Chuột - ổ dịch bệnh khổng lồ


      TS. Nguyễn Văn Kính (Giám Đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương) khẳng định: Không chỉ có virus Hanta, chuột còn mang rất nhiều mầm bệnh như dịch hạch và nhiều ký sinh gây bệnh khác. Nguy hiểm nhất là ký sinh trùng Angiostrongylus Cantonensis gây bệnh viêm màng não.
      Theo thống kê, có khoảng 40 bệnh do chuột gây ra. Trong đó, những bệnh đáng e ngại nhất, thường phải cấp cứu, điều trị là bệnh dịch hạch, Sodoku và hiện nay là Hanta.

SOS: Thời gian từ khi người bị nhiễm virus Hanta đến khi phát bệnh khoảng 9-35 ngày (đa số từ 9-24 ngày). Bệnh nhân nhiễm virus Hanta phát bệnh có các triệu chứng: Sốt cao (từ 3-5 ngày, có khi sốt kéo dài 4-6 tuần), khó thở, đau cơ, suy nhược, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đau bụng (tăng dần), tiêu chảy, suy gan, suy thận cấp. 

      Bệnh viện Nhiệt đới TW đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhập viện do chuột cắn, nhưng chưa có trường hợp nào nhiễm virus Hanta. Bệnh nhân chủ yếu mắc bệnh nhiễm độc do chuột cắn (hay còn gọi là bệnh Sodoku). Bệnh này do xoắn trùng Spirillum minus gây ra.

       Khi bị cắn, xoắn khuẩn sẽ theo nước miếng của chuột xâm nhập vào cơ thể con người, cư trú trong gan, thận, thượng thận, tinh hoàn, buồng trứng… rồi xâm nhập vào máu gây ra các đợt sốt. Chuột cống, chuột đồng được coi là “ổ bệnh” bởi trong máu của chúng có từ 10-20% xoắn khuẩn. Bệnh Sodoku cũng có thể dẫn đến những biến chứng nặng và tử vong (tỉ lệ khoảng 13%) nếu như không được điều trị kịp thời.

        Theo thông tin từ Viện Viện Pasteur Tp.HCM: Trung bình mỗi tháng, Viện tiếp nhận từ 30-50 trường hợp bị chuột cắn đến tiêm ngừa uốn ván. Các trường hợp này bị chuột cống, chuột nhắt, và cả chuột nuôi làm cảnh tấn công. Viện vừa tiến hành lấy 25 mẫu chuột cống và chuột nhắt (bắt chuột ngẫu nhiên). Kết quả, có 3 con chuột cống mang virus Hanta.

Ngộ độc thực phẩm và biện pháp phòng tránh

 Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... nó cũng có thể coi là là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng....Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi.

1. Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa:
Nguyên nhân gây ngộ độc rất đa dạng nhưng có thể phân chia thành 4 nhóm chính sau:
Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng: Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virus; do ký sinh trùng; do nấm mốc và nấm men.
=> Để đề phòng dạng ngộ độc thực phẩm này nên chọn thực phẩm tươi, sạch; thực hiện ăn chín, uống chín; không để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín; thức ăn đã nấu chín nên ăn ngay (trong 2 giờ đầu), phải được bảo quản đúng cách, đun kỹ trước khi sử dụng lại; không sử dụng thức ăn quá hạn, bị ôi thiu; rửa sạch tay trước khi chế biến, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến; khám sức khỏe định kỳ….

Ảnh minh họa.
Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc (dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần…..). Các chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.
=> Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là không sử dụng các loại thực phẩm để lâu ngày, thực phẩm đã có dấu hiệu thay đổi về mùi, màu sắc, hình dáng (vỏ đồ hộp…)… so với ban đầu.
Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như cá nóc, cá cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu….
=> Cách phòng ngừa tốt nhất là không sử dụng các loại thực phẩm được khuyến cáo có khả năng chứa chất độc, các loại thực phẩm lạ.

Nấm độc (Ảnh minh họa).
Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do ô nhiễm kim loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng); do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; do phụ gia thực phẩm; do các chất phóng xạ.
=> Việc phòng ngừa dạng ngộ độc này rất phức tạp do các dấu hiệu nhận biết rất phức tạp và tiềm ẩn trong thực phẩm mà khó đánh giá, phát hiện bằng mắt thường. Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là chọn mua các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đọc kỹ các thông tin trên nhãn, thông tin liên quan đến thực phẩm; vệ sinh thực phẩm kỹ trước khi chế biến, nấu chín, mở vung khi đun nấu…

Rau sống chưa được rửa sạch cũng là một nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra cần kết hợp các biện pháp quản lý mang tính vĩ mô về quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý, các loại phụ gia thực phẩm, chất bảo quản….
2. Cách nhận biết một người bị ngộ độc thức ăn:
     Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), người bệnh đột ngột có những triệu chứng: buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có thể lẫn máu), có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38oC.
3. Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm:
- Loại bỏ nhanh chóng hết các chất độc trong cơ thể bằng cách cho bệnh nhân uống nước, tiếp theo là kích thích cơ học vào cổ họng bằng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi nôn được.
Lưu ý: Chỉ gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh, khi nôn vị trí đầu nằm nghiêng, trường hợp cần thiết lưu giữ lại ít thứ đã nôn ra để xét nghiệm.
- Trong trường hợp không nôn được, cho người bệnh uống than hoạt tính. Tác dụng của than hoạt tính là hút các chất độc ngăn  không cho chất độc thấm vào máu.
- Sau khi nôn hoặc đi ngoài nên cho bệnh nhân uống hết 1 lít nước pha với một gói orezol hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước. 

Dung dịch Orezol (Ảnh minh họa).
- Trường hợp bị tiêu chảy không nên uống thuốc hãm lại, nên để bệnh nhân càng đi hết càng tốt.
Đối với bệnh nhân ngộ độc nhẹ sau khi nôn và đi ngoài thải hết chất độc sẽ bình phục, không nên ăn thức ăn cứng sau đó, mà nên cho ăn cháo nhẹ.
Đối với trường hợp sau khi sơ cứu chưa bình phục ngay và có hiện tượng tím tái, khó thở ….cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để rửa ruột và có những điều trị cần thiết.

Ảnh minh họa.
     Thực phẩm luôn có một ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe con người, sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh, không an toàn đều có thể bị ngộ độc. Hiểu rõ được nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn và các biện pháp phòng tránh là vấn đề cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và mọi người trong xã hội./.

Bệnh dịch hạch và cách phòng chống

Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm tiến triển cấp tính, lây lan mạnh với tỷ lệ tử vong cao, được xếp vào diện phải kiểm dịch và khai báo quốc tế. Bệnh do vi khuẩn yersinia pestis gây ra, lây truyền chủ yếu từ động vật gặm nhấm (chuột, thỏ...) sang người qua vật trung gian là bọ chét. Đến nay, thế giới đã xảy ra ba đại dịch và số người chết vì bệnh này lên tới hàng trăm triệu.


Chuột - mối nguy cơ làm truyền bệnh dịch hạch (Ảnh: Internet).
Ở Việt Nam, bệnh dịch hạch thường phát triển mạnh vào mùa khô, phù hợp với mùa phát triển của chuột và bọ chét.
Đường lây của bệnh:

Đường lây của bệnh dịch hạch (Ảnh: Internet).
- Bọ chét hút máu động vật mang bệnh (chuột, thỏ, nhím…) rồi cắn người.
- Người bị truyền trực tiếp vi khuẩn từ động vật nhiễm bệnh qua da trầy xước hoặc bị động vật mang bệnh cào, cắn.
- Người hít trực tiếp vi khuẩn từ không khí.
Có 4 thể dịch hạch: Thể hạch, thể phổi, thể màng não, thể nhiễm trùng huyết. Hay gặp nhất là thể hạch (chiếm 94-98% tại Việt Nam trước đây):
* Thể hạch:
Các triệu chứng:
- Rét run, sốt cao trên 38 độ C.
- Nổi hạch ở bẹn, nách, cổ.
Nếu không được điều trị, dịch hạch thể hạch sẽ diễn chuyển thành các thể còn lại nặng hơn dưới đây:
* Thể phổi - thể đáng sợ nhất:
Bệnh thể này tiến triển nhanh và nguy cơ lây lan cao. Bệnh nhân có các triệu chứng:
- Sốt cao, rét run, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, bứt rứt.
- Khoảng 24 giờ sau bệnh nhân sẽ thấy đau tức ngực, khó thở, thở nhanh nông.
- Ho có đờm nhầy và loãng, sau đặc dần, có máu hoặc có nước bọt.
* Thể nhiễm trùng huyết:
Số bệnh nhân mắc thể bệnh này cao, chỉ đứng sau thể hạch. Bệnh nhân có các triệu chứng:
- Sốt cao 40-41 độ C, rét run, đau đầu dữ dội, tiêu chảy và nôn mửa nhiều lần.
- Bệnh nhân hốt hoảng, vật vã, kích động, nói sảng, thở nhanh nông…
* Dịch hạch thể màng não:
Các trường hợp mắc thể này ít gặp, thường xuất hiện kèm sau thể hạch, thể nhiễm trùng huyết.

Biểu hiện của các thể dịch hạch, từ trái qua phải:
Thể hạch, thể nhiễm trùng huyết, thể phổi (Ảnh: Internet)
.
Cách phòng, chống dịch hạch
- Vệ sinh môi trường, cải thiện nhà cửa, kho bãi nơi làm việc, cất giữ lương thực cho người, gia súc kín đáo, để chuột và các loài gặm nhấm không có nguồn thực phẩm và môi trường thuận lợi để sống, sinh sôi.
- Đeo găng tay khi xử lý động vật chết để tránh tiếp xúc da với vi khuẩn dịch hạch (nếu có).

Khi tiếp xúc với xác động vật chết cần đeo
găng tay và trang bị dụng cụ bảo hộ cần thiết (Ảnh: Internet).
- Dùng thuốc chống, diệt côn trùng nếu nghĩ mình có thể đã tiếp xúc với bọ chét qua các hoạt động như cắm trại, trú ẩn hay làm việc ngoài trời. Những sản phẩm chứa DEET thoa lên da, quần áo, các sản phẩm chứa permethrin chỉ bôi ngoài trang phục (theo hướng dẫn sử dụng ngoài nhãn).
- Tránh cho các vật nuôi khỏi bọ chét bằng cách dùng thuốc diệt bọ chét. Chó, mèo... thả rông có nhiều khả năng tiếp xúc với chuột bị dịch hạch hay bọ chét và có thể mang bệnh về nhà. Nếu vật nuôi bị ốm, nên đưa đến bác sĩ thú y ngay. Ngoài ra, không cho chó, mèo hoang vào nhà, nhất là ngủ trên giường.
- Diệt chuột, bọ chét (đặt bẫy, phun thuốc, nuôi mèo, rắn, chim để bắt chuột...).
- Khám và thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có biểu hiện bệnh./.
(Nguồn: vnexpress.net)

Tuesday, December 29, 2015

Đăng ký tiêm vắc-xin qua 1080: Kín lịch sau 1 buổi sáng

Sáng 29.12, TP.HCM bắt đầu triển khai đăng ký lịch tiêm vắc-xin “5 trong 1” cho trẻ qua tổng đài 1080. Theo đó, người dân gọi điện đến tổng đài, yêu cầu đăng ký tiêm vắc-xin và cung cấp các thông tin cần thiết (tên bé, tháng tuổi, tên ba mẹ, điện thoại liên lạc, địa chỉ nhà,…), sẽ được sắp xếp lịch tiêm theo thời gian cụ thể.
Trước đó, tại các điểm tiêm vắc-xin ở TP.HCM như Trung tâm y tế dự phòng (đường Trần Hưng Đạo, quận 5), đã có rất nhiều người dân xếp hàng từ tận chiều hôm trước tới sáng hôm sau để giữ chỗ, chờ tới lượt tiêm vắc-xin cho con. Tuy nhiên, khi triển khai đăng ký qua tổng đài 1080 thì tình trạng xếp hàng như trên không còn, song tổng đài liên tục bận vào đầu giờ sáng 29.12.
Đến trưa 29.12, toàn bộ lịch tiêm vắc-xin tại 76 điểm trên địa bàn TP.HCM đã kín lịch. Một nhân viên trực tổng đài 1080 cho biết thêm: “Hôm nay tổng đài chỉ nhận đăng ký cho ngày mai. Tổng đài hoạt động 24/24 nhưng thời gian bắt đầu nhận đăng ký là đúng 8h sáng”. Ngoài ra, nhân viên trực tổng đài cũng giải thích rất cặn kẽ quy trình và tình hình đăng ký tiêm vắc-xin cho người dân hiểu.
 Đăng ký tiêm vắc-xin qua 1080: Kín lịch sau 1 buổi sáng - 1
Đợt này, 76 cơ sở tổ chức chích ngừa tại TP.HCM được cấp 17.000 liều vắc-xin Pentaxim. (Ảnh: Dương Thanh)
Theo nhân viên này, nếu người dân gọi tới trễ thì nhiều khả năng sẽ phải di chuyển tới các điểm tiêm vắc-xin xa nơi sinh sống. Chẳng hạn, 150 mũi tiêm tại Trung tâm y tế dự phòng  TP.HCM (quận 5) và 50 mũi tiêm tại Bệnh viện quận 5 đã nhanh chóng được đăng ký hết. Do đó, để người dân đăng ký được suất tiêm vắc-xin thì tổng đài phải hướng dẫn tới các điểm ở xa. Tuy nhiên, tới trưa cùng ngày, toàn bộ mũi tiêm tại 76 điểm đều đã được đăng ký đủ.
Chị Thu Hằng ngụ quận 10, đang cần tìm nơi tiêm vắc-xin cho con gái hơn 2 tháng tuổi, cho biết: “Sáng nay tôi canh gọi lên tổng đài từ hơn 7h30 nhưng nhân viên bảo chưa nhận đăng ký. Tới hơn 8h gọi lại thì liên tục nhận được thông báo “tất cả các nhân viên đều đang bận”. Gọi đi gọi lại 3, 4 lần, tôi cũng đăng ký được 1 suất tiêm vắc-xin cho con ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương”.
 Đăng ký tiêm vắc-xin qua 1080: Kín lịch sau 1 buổi sáng - 2
Để đăng ký lịch tiêm ngừa cho trẻ, người dân phải gọi tới tổng đài 1080.
Còn gia đình anh Trần Quốc Huy và chị Nguyễn Thị Thanh Trà (quận Gò Vấp) cho biết, cả hai anh chị đã tính tới việc cùng gọi lên tổng đài vào sáng nay để đăng ký tiêm vắc-xin cho con, ai đăng ký được rồi thì nhắn tin báo cho người còn lại. May mắn là cuộc gọi của chị Trà nhanh chóng được kết nối và chị dễ dàng đăng ký một suất tiêm cho con tại quận Gò Vấp - gần nơi đang ở.
Trao đổi với PV, TS.Tăng Chí Thượng - Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết: Thành phố đang triển khai 76 điểm tiêm ngừa vắc-xin dịch vụ 5 trong 1 Pentaxim. Lãnh đạo sở đã làm việc và bàn giao việc nhận đăng ký tiêm, phân bổ nơi tiêm thông qua tổng đài 1080 do VNPT quản lý.
Cũng theo ông Thượng, để bảo đảm việc tiêm chủng được giải quyết thuận tiện nhất ngay trong đợt cao điểm, ngày hôm trước tổng đài chỉ nhận đăng ký tiêm cho ngày hôm sau. Danh sách đăng ký được chốt vào cuối mỗi ngày để bàn giao xuống điểm tiêm. Ngoài ra, để đảm bảo đồng bộ, minh bạch và không còn tình trạng xếp hàng chờ đợi, người dân phải đăng ký qua 1080 mới được chích vắc-xin dịch vụ 5 trong 1 cho trẻ.
nguồn 24h.com.vn

Friday, December 25, 2015

Cần khoảng 1 triệu liều vắc xin Pentaxim mới không xảy ra chen lấn




Tại cuộc họp nóng cuối giờ ngày 25/12 sau sự cố một phòng tiêm chủng tại Hà Nội xảy ra cảnh hỗn loạn, chen lấn đến mức công an phải vào cuộc, phải tạm dừng tiêm chủng, Bộ Y tế nghiêm khắc phê bình đơn vị tổ chức tiêm chủng vắc xin dịch vụ 5 trong 1 tại 182 Lương Thế Vinh, Hà Nội.


Bố mẹ đội mưa rét đứng xếp hàng tại phòng tiêm 182 Nguyễn Chí Thanh từ đêm 24/12 để lấy số tiêm ngừa cho con. Ảnh: Phương Chi

Tiếp tục tiêm Quinvaxem tại điểm tiêm dịch vụ

Cuộc họp nóng diễn ra ngay cuối giờ chiều ngày 25/12, sau sự cố “vỡ trận” tiêm chủng khiến nhiều người dân bức xúc. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì cuộc họp đã giao Cục Y tế dự phòng làm đầu mối tổ chức cuộc họp để trao đổi, thảo luận và thống nhất cách thức triển khai tổ chức tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng vắc xin dịch vụ để tránh tình trạng tập trung đông người gây mất trật tự, chen lấn, xô đẩy, gây bức xúc cho người dân.

Đặc biệt, Thứ trưởng Long chỉ đạo phải tiếp tục triển khai tiêm chủng vắc xin Quinvaxim trong tiêm chủng mở rộng tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ. Bởi thời gian qua, khi vắc xin dịch vụ chưa về, lượng trẻ được tiêm Quinvaxem tại các điểm tiêm dịch vụ là rất ổn định. Như tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, mỗi tháng có đến 4.000 liều Quinvaxem được tiêm cho trẻ (tại điểm tiêm dịch vụ gây cảnh hỗn loạn sáng 25/10 chỉ có 420 liều tiêm - phóng viên).

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng chỉ đạo Tổng Công ty Dược khẩn trương làm việc với các đơn vị nhập khẩu vắc xin để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Cần 600 nghìn liều mỗi năm để không “vỡ trận”

Về tình hình nhập khẩu vắc xin dịch vụ, bà Đặng Hồng Thúy, Giám đốc Công ty tư vấn phát triển đầu tư và thương mại Hồng Thúy cho biết, công ty bà đã đặt hàng lên con số hàng trăm nghìn liều nhưng không được đáp ứng.

“Chúng tôi được nhà sản xuất thông báo cung ứng 15.000 liều (đã phân phối cho các cơ sở) và sắp tới có tiếp 34.000 liều (đến tháng 1 mới ra thị trường), như vậy tổng cộng là 43.000 liều”, bà Thúy nói.

Theo bà Thúy, về con số 160.000 liều vắc xin được nhập về bà chỉ qua thông tin của Cục Quản lý Dược. Nếu con số này được phân bổ đều cho cả hai miền Nam - Bắc thì tình hình vắc xin sẽ đỡ căng thẳng hơn.

Tuy nhiên theo bà Thúy, để đáp ứng được nhu cầu tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 trong nước thì mỗi năm cần nhập khoảng 600.000 - 1 triệu liều. Dự báo sang năm 2017, tình hình cung cấp vắc xin sẽ ổn định hơn.

Được biết hiện ở Việt Nam có hai đơn vị được Sanofi chọn là nhà phân phối trực tiếp là Công ty Hồng Thúy- phía Bắc và Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm May- phân phối phía Nam. Dù chủ động đăng kí hàng trăm nghìn liều, nhưng Việt Nam nhận được bao nhiêu liều vắc xin hoàn toàn do hãng Sanofi tự phân bổ cho các nước, khu vực Bắc và Nam.

Nguồn Dân trí.

Thursday, December 24, 2015

Cả nước có 225.500 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp

 




Theo thông tin mới nhất công bố chiều 24-12, số cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp cả nước là 225.500 người, tăng thêm 26.100 người so với quý 2-1015.



Chiều 24-12, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) và Tổng cục Thống kê đã công bố Bản tin thị trường lao động quý 3-2015. 





Các tân cử nhân đang tìm thông tin việc làm tại ngày hội việc làm do Trường ĐH Ngân hàng TP HCM tổ chức ngày 17-5-2015 - Ảnh: BẢO LÂM

Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động được công bố, quý 3-2015, cả nước có 1.128.700 người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, giảm 15.900 người so với quý 2-2015.

Trong tổng số người thất nghiệp, có 645.100 người thất nghiệp không có chuyên môn nghiệp vụ (chiếm 57,2% tổng số người thất nghiệp); 33.600 người có trình độ sơ cấp nghề (chiếm 3%); 23.000 người có trình độ trung cấp nghề (chiếm 2%); 60.200 người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp (chiếm 5,3%); 15.100 người có trình độ cao đẳng nghề (chiếm 1,3%).

Đặc biệt, có đến 117.300 người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp (chiếm 10,4%, tăng 24.100 người so với quý 2) và 225.500 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp (chiếm 20%, tăng 26.100 người so với quý 2).

Số người thất nghiệp ở thành thị chiếm 46,2% với 521.300 người và thanh niên (15-24 tuổi) thất nghiệp chiếm 59% với 666.500 người.

Theo nhận định của cơ quan chức năng, nhóm người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên vẫn có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất và có xu hướng tăng. Cụ thể nhóm có trình độ cao đẳng nghề tăng từ 4,76% lên 7,95%; cao đẳng chuyên nghiệp tăng từ 6,79% lên 7,93%; đại học trở lên tăng từ 4,6% lên 4,88%

Trước đó, trong quý 2-2015, Bản tin thị trường lao động cũng chỉ rõ trong quý 2-2015 cả nước có 1.144.600 người thất nghiệp trong độ tuổi lao động, giảm 15.2000 người so với quý 1-2015.

Tuy nhiên tính theo ngành nghề, ngoại trừ nhóm có trình độ cao đẳng có tỉ lệ thất nghiệp giảm so với quý 1 (từ 7,13% xuống còn 6,56%), còn lại tỉ lệ thất nghiệp của các nhóm trình độ chuyên môn kỹ thuật khác đều tăng. Cụ thể nhóm có trình độ đại học trở lên tăng từ 3,92% lên 4,6%; trình độ trung cấp tăng từ 3,66% lên 4,49% và trình độ sơ cấp tăng từ 2,05% lên 2,71%.

Số lượng thất nghiệp của nhóm lao động có trình độ đại học và trên đại học trong quý 2 cũng tăng thêm 22.000 người so với quý 1 (chiếm 17,4% tổng số người thất nghiệp). Như vậy, số lao động trình độ đại học, sau đại học bị thất nghiệp là hơn 199.000 người.

Được biết, trong quý 1-2015, tỉ lệ thất nghiệp cao nhất nằm ở nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề, tương ứng là 7,2% và gần 6,9%. Nhóm không có bằng cấp, chứng chỉ có tỉ lệ thấp nhất ở mức 1,97%. Điều này phản ánh tình trạng mất cân bằng về cơ cấu đào tạo so với nhu cầu nguồn nhân lực của quốc gia.


Theo Văn Duẩn (Người lao động)

Wednesday, December 23, 2015

Phần mềm mềm sử dụng trong nghiên cứu khoa học SPSS




Đối với những bạn đang làm luận án, nghiên cứu khoa học về các vấn đề xã hội đặc biệt là trong tâm lý học, tiếp thị và xã hội học thì SPSS (Statistical Product and Services Solutions) là một công cụ rất đắc lực trong việc xử lý lượng lớn dữ liệu từ các mẫu bảng hỏi, phiếu thăm dò...


SPSS cũng được sử dụng thường xuyên trong nghiên cứu thị trường. SPSS cung cấp một hệ thống quản lý dữ liệu và khả năng phân tích thống kê với giao diện thân thiện cho người dùng trong môi trường đồ hoạ, sử dụng các trình đơn mô tả và các hộp thoại đơn giản. Hỗ trợ tương tác với các ứng dụng như Exel hay World, bạn hoàn toàn có thể nhập dữ liệu, cut, copy, paste từ file Exel và xuất các dữ liệu thống kê ra file Word.

Chức năng chính của SPSS:
Nhập và làm sạch dữ liệu;
Xử lý biến đổi và quản lý dữ liệu;
Tóm tắt, tổng hợp dữ liệu và trình bày dưới các dạng biểu bảng, đồ thị, bản đồ;
Phân tích dữ liệu, tính toán các tham số thống kê và diễn giải kết quả.


Nội dung chủ yếu:

Nội dung của SPSS rất phong phú và đa dạng bao gồm từ việc thiết kế các bảng biểu và sơ đồ thống kê, tính toán các đặc trưng mẫu trong thống kê mô tả, đến một hệ thống đầy đủ các phương pháp thống kê phân tích như:
So sánh các mẫu bằng nhiều tiêu chuẩn tham số và phi tham số (Nonparametric Test), các mô hình phân tích phương sai theo dạng tuyến tính tổng quát (General Linear Models), các mô hình hồi quy đơn biến và nhiều biến, các hồi quy phi tuyến tính (Nonlinear), các hồi quy Logistic;
Phân tích theo nhóm (Cluster Analysis);
Phân tích tách biệt (Discriminatory Analysis);
Và nhiều chuyên sâu khác (Advanced Statistics).

Cấu trúc, tổ chức dữ liệu trong SPSS:

SPSS tổ chức các file dưới dạng định dạng riêng (có thể trao đổi – nhập và xuất sang các định dạng khác) và gồm các cấu trúc file như sau:
File dữ liệu: *.sav hoặc *.sys;
File Syntax: *.sps;
File kết quả: *.spv;
File Script: *.wwd hoặc *.sbs.

Các định dạng dữ liệu khác mà SPSS có thể đọc:
Bảng tính – Excel (*.xls, *.xlsx), Lotus (*.w*);
Database – dbase (*.dbf);
ASCII text (*.txt, *.dat);
Complex database – Oracle, Access;
Các tập tin từ các phần mềm thống kê khác (Stata, SAS).

Một số ứng dụng chính của SPSS:

Những nội dung nói trên, SPSS có thể là đủ để giúp các nhà khoa học thực hiện việc xử lý số liệu nghiên cứu nói chung và trong nghiên cứu các mảng chuyên ngành khác nhau của mình, chẳng hạn:
Ứng dụng trong nghiên cứu tâm lý học: tâm lý tội phạm, tâm lý học sinh-sinh viên…;
Ứng dụng trong nghiên cứu xã hội học: ý kiến của người dân trong việc xây dựng lại khu chung cư, thống kê y tế…;
Ứng dụng trong nghiên cứu thị trường: nghiên cứu và định hướng phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường; sự hài lòng của khách hàng...;
Ứng dụng nghiên cứu đa dạng sinh học, trong phát triển nông lâm nghiệp…


Với SPSS, bạn có thể phân tích được thực trạng, tìm ra nhân tố ảnh hưởng, dự đoán được xu hướng xảy ra tiếp theo, giúp bạn đưa ra các quyết định một cách chính xác, giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và cải thiện kết quả tốt hơn.


Cấu hình yêu cầu:
Hệ điều hành: Windows XP/Vista/7/8/8.1/10
CPU: Intel or AMD x86 at 1GHz or higher
RAM: 512 MB RAM trở lên
Đĩa cứng: 650 MB Hard Drive space
Màn hình: Super VGA hoặc phân giải cao hơn


-------------------------- Tải Về Phần Mềm SPSS ---------------------------
Phiên bản SPSS 16.0
Tải về spss 16.0


Tài liệu Hướng dẫn tiêm an toàn

Ban hành kèm theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/09/2012 của Bộ Y tế

Hướng dẫn tiêm an toàn ban hành kèm theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/09/2012 của Bộ Y tế
Download tài liệu tại đây:


CHUẨN NĂNG LỰC CƠ BẢN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM

Ngày 24 tháng 4 năm 2012, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 1352/QĐ-BYT v/v phê duyệt tài liệu "Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam". Download tài liệu chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng việt nam tại đây.

Cô gái trường Y


"Gái ngành Y vừa già vừa xấu

6 năm ra trường ai đợi chờ em?

Vất vả đêm đêm, bên bên người bệnhh

Ngày ngày lo lắng, sao khổ vậy em?"



Em mỉm cười, "không phải thế đâu anh...

Là ước mơ trong tim em ấp ủ

Thủa ấu thơ, em tập làm bác sĩ

khám khám... nghe nghe,

Ôi! ước mơ bé nhỏ!...”



Lời Cha dạy: "Gắng học hành con nhé!..

Biết bao người cần giúp đỡ, nghe con!"

Mẹ mỉm cười: “Thương con gái Mẹ ...

dù thế nào Mẹ vẫn ủng hộ con"



Chữa bệnh cứu người - niềm hạnh phúc lớn lao!

Bác dạy con: "Lương y như từ mẫu"

Bài học này - con khắc cốt ghi tâm

Khoác lên mình tấm áo blouse trắng

Là mang trên vai trọng trách cứu đời!



Hippocrates - lời thề thầy thuốc

Suốt 1 đời con nào dám quên

Đâu chỉ 6 năm mà cả 1 đời

Con sẽ luôn cố gắng học chăm chỉ

Lòng yêu nghề cháy bỏng ở trong tim

Tận tụy chân thành, quan tâm lo lắng...

Yêu người bệnh hơn chính bản thân con!

Mà anh ơi, gái trường Y đâu già đâu xấu

Đẹp dịu dàng, duyên dàng, nết na.

Tác giả Hoa tigon - Đại học Y Hải Phòng

Quy trình Sử dụng máy truyền dịch


Quy trình Sử dụng máy truyền dịch
(Thời gian 15 phút)

TT
Các bước thực hiện
Tiêu chuẩn.
1.
Chuẩn bị điều dưỡng : đội mũ,mặc áo, đeo khẩu trang rửa tay thường quy
Đúng, đủ
2.
Chuẩn bị dụng cụ :
Máy truyền dịch
Bộ dụng cụ truyền dịch
Đúng đủ, sắp xếp gọn gàng
3.
Gắn máy truyền lên cột truyền.
Chắc chẵn.
4.
Cắm điện cho máy.
Đèn CHARGE sáng.
5.
Khởi động máy: ấn và giữ nút (POWER)
Đèn nháy, chuông kêu, Màn hình của máy hiện: 0 ml; 0ml/h
6.
Thiết lập bộ dây truyền.
- Đuổi khí.
- Khoá dây truyền lại.
Hết khí trong dây.
Mức dịch: 1/3 bầu đếm giọt.
7.
Lắp dầy truyền vào máy truyền dịch:
- Mở cửa máy truyền, Kéo lẫy kẹp dây truyền ra.
- Lắp dây truyền, đóng cửa lại.
Lắp đúng, dây truyền thẳng.
8.
Lắp bộ phận đếm giọt vào phần không cố định của phần đếm
Lắp vào phần không có dịch.
9.
Đặt thể tích truyền dịch theo y lệnh (ml)
Bấm nút Vol
Đúng theo chỉ định
10.
Đặt thời gian truyền dịch. (h)
Bấm nút Time
Bấm nút Rate
Đúng chỉ định.
Máy tự tính tốc độ (ml/h)
11.
Mở khoá dây truyền.
Đúng.
12.
Kế nối dây truyền dịch vào trạc ba đã được thiết lập trên tĩnh mạch bệnh nhân.
Đúng
13.
Bắt đầu truyền dịch tĩnh mạch:
- Khi thấy máu trao ra đốc kim, ấn nút (START/STOP/SILENCE).
Bơm được thuốc vào TM.
Đèn báo hoạt động nhấp nháy.
14.
Theo dõi hoạt động của máy, tình trạng bệnh nhân và dặn dò những điều cần thiết.
Đúng, đủ.
15.
Hoàn thành truyền dịch tĩnh mạch:
- Khi hoàn thành truyền dịch, tắt máy bằng cách ấn nút (POWER)
- Rút, tháo dây truyền.
Đúng, đủ.
Quy trình Sử dụng máy truyền dịch


Hội Điều dưỡng Việt Nam: Đồng hành cùng sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân


SKĐS - Chia sẻ với chúng tôi trong câu chuyện về nghề điều dưỡng mà nguyên Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam (ĐDVN) đã gắn bó suốt mấy chục năm qua...


Chia sẻ với chúng tôi trong câu chuyện về nghề điều dưỡng mà nguyên Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam (ĐDVN) đã gắn bó suốt mấy chục năm qua, bà Vi Thị Nguyệt Hồ nhấn mạnh: Trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh, điều dưỡng không chỉ có vai trò chức năng của người y tá như trước đây thực hiện một cách phụ thuộc những y lệnh được phát ra từ các bác sĩ mà còn có vai trò phối hợp công việc với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và với đồng nghiệp. Họ còn chủ động làm một số phần việc của mình giúp người bệnh điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả hơn...

“Nghề điều dưỡng của chúng tôi âm thầm lắm”

Những ngày tháng 10 này, hơn 80.000 hội viên trong cả nước đang hân hoan đón chào ngày hội Kỷ niệm 25 năm thành lập Hội ĐDVN (25/10/1990 - 25/10/2015). Là người ngoại đạo nhưng tôi cũng cảm nhận được niềm vui này từ chính những câu chuyện mà họ - những điều dưỡng viên đang ngày đêm âm thầm đóng góp công sức cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân khi kể về nghề, về nghiệp mà họ đã gắn bó.
Hội Điều dưỡng Việt Nam: Đồng hành cùng sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân
Điều dưỡng viên Bệnh viện Nhi Trung ương chăm sóc trẻ. Ảnh: T.Minh


“Nghề nghiệp của chúng tôi âm thầm lắm. Y tá trước kia và điều dưỡng bây giờ đều luôn cố gắng chăm sóc người bệnh tốt nhất, rồi mừng với người bệnh khi họ khỏe mạnh về nhà. Xã hội có tiến đến đâu thì con người vẫn cần sự yêu thương” - đó là tâm sự của bà Vi Thị Nguyệt Hồ - Chủ tịch sáng lập Hội ĐDVN, nguyên Chủ tịch Hội ĐDVN từ khóa 1 đến khóa V, một tấm gương điển hình trong các tấm gương về y đức, về sự tận tụy với nghề nghiệp và suốt đời phấn đấu vì sự phát triển của nghề điều dưỡng, người đã có 60 năm gắn bó với nghề - với nghiệp điều dưỡng, trong đó có 40 năm làm chuyên môn tại BV Việt Đức.

Với bà Hồ, y tá trước đây giờ đã được đổi là điều dưỡng thường đảm đương những công việc khá vất vả nhưng thầm lặng. Không chỉ trong phòng mổ mà còn cả quãng thời gian chăm bệnh nhân hậu phẫu cũng phải rất sát sao. Khi còn làm việc, trước khi ra về, thế nào chúng tôi cũng đảo lại thăm bệnh nhân, sớm mai đến cũng qua thăm họ trước khi giao ban để còn nắm tình hình người bệnh. Điều dưỡng được ví như cái báo động, khi bệnh nhân có biến đổi gì nặng phải nhận biết được để báo nhanh với bác sĩ. Mà bản thân cũng phải biết xử trí, biết sơ cứu đầu tiên để giúp bệnh nhân không lâm vào nguy kịch.

Chủ tịch Hội ĐDVN Phạm Đức Mục cho biết, người điều dưỡng viên ngoài trình độ cần thiết phải có tâm, có trách nhiệm rất cao. Trước đây, y tá cao lắm cũng chỉ học đến trung cấp là cùng. Nay điều dưỡng viên có người đã không chỉ tốt nghiệp đại học chuyên ngành điều dưỡng mà còn hoàn thành chương trình thạc sĩ, có người đỗ tiến sĩ y học cộng đồng.

Công việc của các điều dưỡng viên bận rộn suốt ngày, từ khi đón tiếp bệnh nhân, vệ sinh cho họ trước khi đưa lên bàn mổ rồi gây mê, gây tê, theo dõi các chỉ số sinh học của họ khi mổ để kịp thời ứng phó các biện pháp y tế duy trì sự sống... Chỉ một sai sót nhỏ của họ cũng có thể đem lại hậu quả khôn lường

“Chúng tôi cũng rất quan trọng với bệnh nhân nhưng chỉ tiếp xúc và giúp họ khi mổ, còn cả quá trình tiền phẫu và hậu phẫu phần lớn do các điều dưỡng viên đảm nhiệm. Thỉnh thoảng những người bác sĩ chúng tôi có đảo qua thăm khám bệnh nhân rồi chỉ định điều trị, còn phần lớn ngày đêm người bệnh cần đến các điều dưỡng viên” - một bác sĩ tâm sự với chúng tôi.

Nỗ lực để nâng cao vị thế của người điều dưỡng

Theo Chủ tịch Hội ĐDVN Phạm Đức Mục, trải qua 25 năm, Hội ĐDVN gắn bó và đồng hành với sự phát triển của chuyên ngành điều dưỡng, đã trở thành một tổ chức đại diện cho tiếng nói của hội viên cả nước và đang vững bước trên con đường thực hiện sứ mệnh: Vì nghề nghiệp, vì hội viên và vì sức khỏe cộng đồng... Từ vài trăm hội viên lúc khởi đầu, nay Hội ĐDVN đã có 60/63 hội cấp tỉnh, thành phố do UBND tỉnh cho phép thành lập, với trên 800 chi hội và hơn 80 ngàn hội viên. Sự phát triển của Hội ĐDVN đã tạo tư duy mới về tổ chức hội nghề nghiệp, đồng thời khẳng định hội có thể tồn tại và phát triển bền vững theo nguyên tắc: Tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm và tự trang trải kinh phí hoạt động.

Hội ĐDVN cũng đã tạo dấu ấn bởi những nỗ lực tiên phong trong vận động chính sách nghề nghiệp, bảo vệ quyền lợi hội viên, thực hiện vai trò xúc tác cho quá trình đổi mới nghề điều dưỡng ở Việt Nam thông qua việc vận động thành lập Phòng Y tá bệnh viện, thành lập Phòng Y tá Vụ Quản lý sức khỏe Bộ Y tế, đổi tên Hội Y tá thành Hội ĐDVN, hình thành vị trí Điều dưỡng trưởng Sở Y tế, đổi ngạch y tá thành điều dưỡng, bổ sung thang lương cho điều dưỡng, bổ sung đối tượng điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên vào Danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân, chuẩn năng lực và đạo đức nghề nghiệp ĐDVN...

Trong hành trình 25 năm phát triển, Hội ĐDVN đã thực hiện hàng loạt các can thiệp đặt nền móng cho lĩnh vực nghiên cứu phát triển như biên soạn và xuất bản sách nghiên cứu điều dưỡng; đề xuất bổ sung môn học nghiên cứu điều dưỡng vào chương trình đào tạo điều dưỡng; đưa nghiên cứu điều dưỡng vào tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện hàng năm. Đồng thời, Hội đã khởi xướng xây dựng và được Bộ Y tế thẩm định, ban hành thực hiện các chương trình và tài liệu đào tạo liên tục như Quản lý điều dưỡng; Phòng ngừa chuẩn; Quản lý và lãnh đạo điều dưỡng; Kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế tuyến huyện; Phòng và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS... Trung tâm tư vấn và dịch vụ điều dưỡng của Hội ĐDVN đã được Bộ Y tế thẩm định, công nhận là tổ chức đủ điều kiện đào tạo liên tục từ năm 2012. Hội cũng đã có tạp chí riêng và mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế về y khoa và điều dưỡng..

Hội ĐDVN đã khởi xướng và tích cực cùng Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức các hội thi: Điều dưỡng - hộ sinh giỏi và thanh lịch; Hội thi thiết kế trang phục y tế để chọn trang phục cho bác sĩ, điều dưỡng và học sinh sinh viên; Phát động phong trào thi đua Tăng cường kỹ năng giao tiếp ứng xử thân thiện với người bệnh và hưởng ứng chủ trương của Bộ Y tế và từ năm 2012 tới nay, các tổ chức cơ sở của hội đang tích cực triển khai thực hiện Chuẩn đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng viên do Hội ĐDVN ban hành. Tuy nhiên, Chủ tịch Phạm Đức Mục cũng thẳng thắn chia sẻ, bên cạnh những thành tựu đạt được, cũng còn nhiều tồn tại cần khắc phục để khẳng định vị thế của người điều dưỡng trong xã hội như: phong cách phục vụ của một bộ phận hội viên chưa chuyên nghiệp, tính chủ động nghề nghiệp còn yếu, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần được tăng cường. Các hoạt động của một số tỉnh hội/thành hội/chi hội chưa thực sự bền vững... Trong thời gian tới, hội sẽ tiếp tục cam kết tham gia xây dựng chính sách nghề nghiệp, thúc đẩy nghiên cứu khoa học, đào tạo liên tục và mở rộng hoạt động của hội, đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm tạo nên những chuyển biến tích cực về y đức, về kỹ năng giao tiếp, về trách nhiệm nghề nghiệp, qua đó khẳng định vị thế người điều dưỡng trong xã hội...

Những đóng góp của Hội ĐDVN đã được Nhà nước ghi nhận qua Huân chương Lao động hạng Ba, 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tập thể, nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho tập thể Hội. Hàng nghìn điều dưỡng - hộ sinh - kỹ thuật viên đã được Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế, UBND các tỉnh thành phố, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tặng Bằng khen về thành tích công tác hội và thành tích chăm sóc người bệnh.
Nguồn: http://suckhoedoisong.vn/

Nhận tiền của người nhà sản phụ, nữ hộ sinh bị điều chuyển việc


SKĐS - Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới cho biết, bệnh viện vừa tiến hành kỷ luật 3 nữ hộ sinh vì nhận tiền "lót tay" của bệnh nhân.

Một nữ hộ sinh Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba Đồng Hới, Quảng Bình vừa bị thuyên chuyển công tác và cắt tiền lương tăng thêm 2 tháng vì chót nhận tiền từ người nhà bệnh nhân.

Qua đường dây nóng, Bộ Y tế nhận được ý kiến phản hồi từ gia đình sản phụ Nguyễn Thị Ái Vân (Quảng Bình) gọi điện đến đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh tình trạng vòi vĩnh của cán bộ y tế khoa Sản, Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới. Phía gia đình cho rằng nếu không có “quà cảm ơn”, bác sĩ sẽ không quan tâm đến bệnh nhân, khi bệnh nhân kêu đau cũng không tới khám.

Thông tin ngay sau đó được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam- Cu Ba Đồng Hới, Quảng Bình. Ngay lập tức, Bệnh viện đã thành lập tổ kiểm tra ý kiến phản hồi của gia đình sản phụ qua đường dây nóng của Bộ Y tế.

Qua làm việc, tổ xác định có sự việc mẹ sản phụ đã đưa một nữ hộ sinh 500.000 đồng tại phòng đẻ. Bệnh viện đã quyết định điều chuyển nhân viên y tế này đến làm việc tại khoa kiểm soát nhiễm khuẩn không liên quan đến bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; cắt tiền lương tăng thêm 2 tháng

Bệnh viện cũng đồng thời cắt tiền lương tăng thêm 1 tháng với 2 nữ hộ sinh khác. Cụ thể, gia đình có đưa lót tay cho một người 300.000 đồng (lót vào trong áo và tã của bé) và đưa 50.000 đồng cho nữ hộ sinh đưa bé đi tắm. Cả hai nữ hộ sinh này đều đã trả lại tiền cho người nhà và có xác nhận của gia đình. Dù vậy, vì chưa giải thích rõ nên người nhà hiểu lầm là “chê ít tiền không lấy”.

Ông Dương Thanh Bình- Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam- Cu Ba Đồng Hới, Quảng Bình cho biết, ban lãnh đạo Bệnh viện đã thường xuyên nhắc nhở nhân viên y tế cần giải thích kỹ cho bệnh nhân và người nhà, không được nhận tiền, quà trong quá trình điều trị, chăm sóc bệnh nhân; yêu cầu tập huấn lại về quy tắc ứng xử… Đồng thời, bệnh viện cũng đề nghị người nhà bệnh nhân không được đưa tiền, quà cho nhân viên y tế trước và trong quá trình điều trị, khi phát hiện có thái độ chưa đúng thì kịp thời báo cáo ngay cho lãnh đạo khoa, phòng hoặc bệnh viện.

Cũng qua đường dây nóng, Bộ Y tế tiếp nhận cuộc gọi của người dân phản ánh về thái độ thờ ơ, không quan tâm đến người bệnh của một bác sĩ Khoa Nội cấp cứu - Bệnh viện Xanh Pôn; một cuộc gọi khác phản ánh về 2 kỹ thuật viên của Bệnh viện K (cơ sở Quán Sứ) có hiện tượng vòi vĩnh, nhận hối lộ, thái độ không đúng mực với người bệnh và người nhà bệnh nhân. Bác sĩ bị phản ánh của Bệnh viện Xanh Pôn sau đó đã nhận khuyết điểm trước bệnh viện và xin rút kinh nghiệm; 2 bác sĩ bị phản ánh ở Bệnh viện K đã bị bệnh viện phê bình trước toàn khối. 

Đặc biệt, cũng qua giải quyết ý kiến phản ánh từ đường dây nóng, giữa tháng 11 vừa qua, Sở Y tế TP.HCM đã quyết định khen thưởng 2 tập thể và 3 cá nhân của Bệnh viện Nhi đồng 2 vì nhiệt tình, tận tâm, có trách nhiệm phối hợp xử lý giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch.
Nguồn: http://suckhoedoisong.vn/

QUY TRÌNH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN


(Chăm sóc bệnh nội khoa)
Gồm 4 bước:
1. NHẬN ĐỊNH
a) Hỏi
*1: Hỏi thủ tục hành chính
*2:  Hỏi tiền sử:                        Nếu nhận định BN lần đầu tiên (những lần sau: không cần)
      - Tiền sử bản thân:
      + Trước đây có bị bệnh gì? (câu hỏi mở)
Chú ý: hỏi phát hiện tiền sử bệnh là nguyên nhân hoặc là yếu tố thuận lợi của bệnh hiện tại.
Nếu có bệnh mạn tính phải điều trị kéo dài (Như Basedow) hoặc điều trị suốt đời (như tăng huyết áp, đái tháo đường…) phải hỏi:
      . Phát hiện bệnh từ bao giờ?
      . Được khám và phát hiện bệnh ở đâu? (viện nào?: để có độ tin cậy)
. Từ đó đến giờ có điều trị theo đơn không? (Với bệnh điều trị 1 thời gian dài như Basedow: Dùng thuốc có đủ thời gian không?; Với bệnh phải điều trị suốt đời thì hỏi:  đều không?) Có bỏ thuốc không?
      . Có đi khám sức khỏe định kỳ không?
(Mục đích: nếu hỏi thấy BN không dùng thuốc đều theo đơn và khám sức khỏe định kỳ theo lời khuyên của thầy thuốc thì người điều dưỡng phải lập kế hoạch giáo dục sức khẻ cho bệnh nhân và gia đình họ.)
       + Hỏi thói quen có hại cho sức khoẻ: rượu bia, hút thuốc lá
       + Phụ nữ: hỏi tiền sử sản phụ khoa...
      - Tiền sử gia đình:
* 3: Hỏi triệu chứng cơ năng hiện tại + Hỏi xem bệnh nhân đã hiểu biết về bệnh tật chưa?
      - Hỏi triệu chứng cơ năng hiện tại: (nếu nhận định lần đầu có thể hỏi thêm các tr/c chính trước đó)
Nên dùng câu hỏi mở như: bác/anh/chị thấy có khó chịu gì? (Hạn chế dùng câu hỏi đóng)
      - Hỏi xem bệnh nhân đã hiểu biết về bệnh tật chưa? (Hỏi cả người nhà BN)

Để xem BN đã biết và tuân theo chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh, CS đặc biệt, dùng thuốc đúng của bệnh lý đó hay chưa (Khác nhau tùy từng bệnh)

("Giáo dục sức khỏe nếu cần)

      Hỏi + 1: Chế độ ăn uống
             + 2: Chế độ nghỉ ngơi
             + 3: Chế độ vệ sinh 
             + 4: Chế độ chăm sóc đặc biệt
                        (riêng cho từng bệnh)
             + 5: Chế độ dùng thuốc
* 4: Hỏi tìm biến chứng của bệnh: (phải biết bệnh đó hay có biến chứng gì)
      Phần này có thể lồng ghép trong phần hỏi tr/c cơ năng hiện tại
      Tùy từng bệnh thường có những biến chứng riêng "chú ý để tìm. Ví dụ: ở BN tăng huyết áp cần chú ý tìm xem đã có biến chứng của tăng huyết áp hay chưa: hỏi xem vận động như thế nào? xem có liệt không? (biến chứng tai biến mạch não).
b) Khám điều dưỡng (Khám hiện tại)
      Thực tế phải kết hợp lồng ghép các kỹ năng: Nhìn + Sờ + Nghe + Ngửi để khám
* Khám toàn thân:
      - Tinh thần: rất quan trọng
      Quan sát kết hợp với hỏi bệnh nhân để xem tinh thần có tỉnh không. Chú ý phát hiện sớm biểu hiện bất thường: lú lẫn, lơ mơ, tiền hôn mê hoặc hôn mê.
      Nếu thấy bệnh nhân vật vã, kích thích phải xem có gì bất thường không, ví dụ: thiếu oxy (khó thở, tắc đường thở do đờm dãi, thiếu máu, sốc…).
      - Thể trạng
      - Da và niêm mạc:
+ Màu sắc da, niêm mạc
+ Các biểu hiện bất thường khác trên da, niêm mạc: ví dụ BN đái tháo đường da có nhiều vết gãi, sẹo do ngứa và nhiễm trùng da...
      - Có phù?
      - Có xuất huyết dưới da không?
      - Hạch ngoại biên?                       
      - Đo các dấu hiệu sinh tồn + nước tiểu 24 giờ
* Khám bộ phận: khám các cơ quan (tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh....),  ưu tiên cơ quan bị bệnh trước
2. LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC
a. Chăm sóc cơ bản: tùy bệnh cụ thể mà phần chăm sóc cơ bản này khác nhau (xem ở từng bài riêng)
      *1: Chế độ nghỉ ngơi đúng
      *2: Chế độ ăn uống đúng
      *3: Chế độ vệ sinh đúng
      * 4: Chăm sóc đặc biệt (chăm sóc khác): tùy từng bệnh cụ thể mà có thể có chế độ chăm sóc đặc biệt riêng cho bệnh đó. Ví dụ:
      - BN viêm phổi, viêm phế quản: cần tập thở sâu, vỗ rung lồng ngực, tập ho có hiệu quả.
      - BN tai biến mạch máu não: cần phục hồi chức năng đề phòng di chứng của liệt.
b. Thực hiện y lệnh
      - Y lệnh thuốc
      - Y lệnh về xét nghiệm
c. Theo dõi: Phải theo dõi các vấn đề chính sau:
      - 1: Theo dõi tinh thần
      Ví dụ: thiếu oxy: bệnh nhân vật vã
                  Lơ mơ, hôn mê (ví dụ ở bệnh nhân đái tháo đường)
      - 2: Theo dõi các triệu chứng: xem các triệu chứng có đỡ không hay nặng lên?
      - 3: Theo dõi xem có xuất hiện thêm triệu chứng gì bất thường hoặc biến chứng?
      (Tùy từng bệnh mà cần đặc biệt chú ý theo dõi để phát hiện biến chứng của bệnh đó)
      - 4: Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn + nước tiểu
      - 5: Theo dõi các xét nghiệm.
      - 6: Theo dõi xem bệnh nhân có tuân thủ đúng:
+ Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, vệ sinh đúng của bệnh đó hay không?
+ Chế độ dùng thuốc (chú ý phát hiện bệnh nhân và người nhà tự ý dùng thêm thuốc ngoài y lệnh của bác sĩ có thể nguy hiểm đến tính mạng).
      - 7: Theo dõi các chất thải tiết
      - 8: Theo dõi việc dùng thuốc của BN (chú ý xem BN có dùng thêm thuốc ngoài mà không hỏi ý kiến thầy thuốc?) và theo dõi tác dụng phụ của thuốc nếu có.
d. Giáo dục sức khỏe
      Hướng dẫn cho bệnh nhânngười nhà họ các vấn đề sau:
      - 1: Chế độ dùng thuốc đúng + chế độ nghỉ ngơi đúng + chế độ ăn uống đúng + chế độ vệ sinh đúng + chế độ chăm sóc đặc biệt khác (như đã nói ở phần chăm sóc cơ bản trên đây)
      - 2: Biết cách theo dõi bệnh (như đã nói ở phần theo dõi)
      - 3: Biết cách phòng bệnh:
+ Phòng tránh nguyên nhân của bệnh (nếu có thể)
+ Tránh các yếu tố thuận lợi (yếu tố nguy cơ) của bệnh: tùy từng bệnh mà nói rõ cho bệnh nhân và người nhà yếu tố nguy cơ đó là gì.
+ Với những bệnh mạn tính: phải giải thích cho bệnh nhân và người nhà họ đây là bệnh mạn tính phải điều trị lâu dài (hoặc phải điều trị suốt đời), ra viện về nhà vẫn phải dùng thuốc theo đơn, không được bỏ thuốc, nếu bỏ thuốc sẽ nhanh có biến chứng…, khám sức khỏe định kỳ và khi có bất thường.
3. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHĂM SÓC
      Thực hiện kế hoạch chăm sóc dựa trên cơ sở kế hoạch chăm sóc đã lập ra ở trên.
4. ĐÁNH GIÁ: Bệnh nhân được đánh giá là tiến triển tốt khi:
      - Các triệu chứng giảm và hết
      - Dễ chịu, ăn ngủ khá lên.
      - Không có biến chứng.

      - Được giáo dục sức khỏe đầy đủ, hiểu được bệnh của mình và yên tâm điều trị.

Bình luận

Blog này có thật sự cần thiết đối với bạn không?

Thống kê truy cập